Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền ?
1. Lỗi không có bằng lái xe máy có bị phạt không?
Năm 2024 luật giao thông đường bộ đã có những sửa đổi và điều chỉnh nhất định đề nhằm phù hợp cũng như nâng cao chất lượng hệ thống giao thông. Vậy đối với lỗi không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Cụ thể, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông bắt buộc phải có đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- Giấy phép đăng ký xe máy.
- Bằng lái xe máy.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe.
Theo đó, đối với chủ phương tiện tham gia giao thông nhưng không có bằng lái đều bị phạt. Đồng thời có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.
2. Không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu năm 2024?
Theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định rõ ràng về mức phạt đối với lỗi không có bằng lái xe với xe máy như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ đối với người điều khiển xe máy có dung tích xi lanh dưới 175 cm3.
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 VNĐ đối với người điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 175 cm3..
Vì thế, khi đã biết rõ được câu trả lời cho vấn đề, không có giấy phép lái xe máy phạt bao nhiêu, người điều khiển phương tiện cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi lái xe để tránh bị vi phạm lỗi.
3. Không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Đối với lỗi không mang bằng lái xe máy khi tham gia giao thông, điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã quy định rõ mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xe máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Nên trước khi tham gia giao thông chủ xe cần kiểm tra đầy đủ giấy tờ và nhớ mang theo bên mình để tránh bị phạt hành chính đối với lỗi không mang bằng lái xe máy.
4. Lỗi không có bằng lái xe máy có bị giữ xe không?
Cũng trong quy định về xử phạt đối với người tham gia giao thông nhưng không mang giấy phép lái xe, khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cảnh sát giao thông hoặc người thi hành công vụ có quyền tạm giữ phương tiện đối với người không có bằng lái xe máy để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng nêu rõ, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp người vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì phương tiện có thể bị tạm giữ lên đến 30 ngày.
5. Dùng VNeiD thay thế bằng lái xe được không?
Khoản 1 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT nêu rõ, bằng lái xe hợp lệ là bằng lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong đó có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với thông tin trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên hệ thống điện tử VneiID.
Cũng trong quy định mới, kể từ 01/6/2024 thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên hệ thống điện tử VNeID cũng được coi là giấy phép lái xe hợp lệ và có thể dùng để thay thế cho bằng lái xe cho bản cứng.
6. Làm thế nào để chứng minh với CSGT khi quên bằng lái xe máy?
Nếu khi người điều khiển phương tiện giao thông nhưng quên giấy tờ thì cần xuất trình được bằng chứng để tránh bị phạt vì hành vi không có bằng lái.
Cụ thể, theo khoản 3 của điều 82, nghị định 123/2021/NĐ-CP, khi người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái xe máy sẽ bị xử phạt và giữ phương tiện về lỗi vi phạm không có giấy phép lái xe.
Trong thời gian hẹn nếu người vi phạm xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ được hạ mức phạt từ không có bằng lái xe máy xuống mức phạt về hành vi không mang theo giấy phép lái xe trong quá trình điều khiển phương tiện.
7. Quy trình đăng ký và thi bằng lái xe máy để tránh lỗi không có bằng lái xe máy
Khi đã đủ 18 tuổi mà chưa có bằng lái xe thì chủ phương tiện nên chủ động đăng ký và thi bằng lái xe máy để tránh bị phạt về các lỗi vi phạm liên quan đến bằng lái xe. Quy trình thi bằng lái xe máy gồm những bước sau:
- Bước 1: Chủ phương tiện cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và nộp hồ sơ tại các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe.
- Bước 2: Chủ động học các bài học về ký thuyết và thực hành.
- Bước 3: Tham gia thi sát hạch giấy phép lái xe.
- Bước 4: Trong trường hợp thi thành công sẽ tiến hành nhận bằng theo ngày có ghi trong phiếu hẹn.
Hiện nay lệ phí để thi bằng lái xe máy A1 là 450.000 đồng và A2 là 1.850.000 đồng.
Không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền, hiện mức phạt sẽ từ 100.000 - 500.000 VNĐ tùy trường trường hợp. Do đó để tránh vi phạm lỗi người điều khiển phương tiện cần nghiêm chỉnh chấp hành đúng luật trong việc mang đầy đủ giấy tờ khi tham gia giao thông.