Khi tham gia giao thông, người đi xe đạp có bị thổi nồng độ cồn không là thắc mắc của rất nhiều người khi điều khiển phương tiện này. Hôm nay, Trung Tâm Đào Tạo Tiên Phong xin chia sẻ một số thông tin hữu ích để bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc này cũng như những vấn đề có liên quan.
Tìm hiểu về nồng độ cồn
Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn là % thể tích cồn có trong rượu, bia, được tính bằng số ml ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C. Khi tham gia giao thông, nồng độ cồn không được vượt quá giới hạn nếu không sẽ bị xử phạt.
Đo nồng độ cồn thực chất là xác định lượng cồn có trong máu sau khi tiêu thụ các đồ uống như bia, rượu,... Nếu người tham gia giao thông có nồng độ cồn quá cao thì rất dễ đánh mất ý thức, thậm chí là gây ra ảo giác khiến những người xung quanh gặp nguy hiểm.
Vì vậy, quá trình đo (thổi) nồng độ cồn có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.
Các yếu tố xác định nồng độ cồn
Ngoài khối lượng đồ uống có cồn đã tiêu thụ, nồng độ cồn trong máu còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:
- Trọng lượng: người có thân hình nhỏ sẽ tăng nồng độ cồn nhanh hơn so với người có thân hình lớn hơn.
- Tình trạng dạ dày: bụng đói sẽ tăng nồng độ cồn nhanh hơn so với người đã ăn trước đó vì thức ăn sẽ giảm tốc độ hấp thu cồn vào máu.
- Giới tính: do cơ thể phụ nữ nhỏ và tỷ lệ mỡ cao hơn nam giới nên dễ hấp thu và tăng nồng độ cồn trong máu.
Giới hạn nồng độ cồn của người tham gia giao thông
Theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019, không được tham gia giao thông khi máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Theo Điều 5, 6, 7, 8 của Nghị định 100/2019/NĐ – CP, mức phạt vi phạm hành chính tối thiểu được áp dụng đối với việc vi phạm nồng độ là:
Điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật, khi người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu thì sẽ bị xem xét và xử lý thỏa đáng.
Các hành vi bị cấm liên quan đến nồng độ cồn
Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì những hành vi bị dưới đây bị cấm:
- Tham gia giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn.
- Lôi kéo, ép buộc người khác uống đồ uống có cồn.
- Cung cấp đồ uống có cồn cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi cho việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
- Cán bộ, công nhân viên chức, sĩ quan quân đội, học sinh, sinh viên uống rượu, bia trong giờ làm việc, học tập.
- Quảng cáo, khuyến mại đồ uống có độ cồn > 15 độ.
- Cung cấp thông tin không đúng về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia độc hại trong việc sản xuất, pha chế rượu, bia.
- Kinh doanh đồ uống có cồn mà không có giấy phép.
- Những hành vi khác bị cấm liên quan đến rượu, bia do pháp luật quy định.
Theo quy định thì người đi xe đạp có bị thổi nồng độ cồn không?
Theo điều 8 trong Luật giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện không được có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc máu.
Theo Khoản 17 và 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông bao gồm cả xe đẹp.
Vì vậy, người đi xe đạp có thể bị thổi nồng độ cồn và áp dụng mức phạt theo quy định.
Mức phạt nồng độ cồn áp dụng đối với người đi xe đạp
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt cho người đi xe đạp có nồng độ cồn trong máu là:
Nồng độ cồn |
Mức phạt |
< 50mg/100ml máu hoặc <0,25mg/1l khí thở |
Phạt tiền 80.000đ – 100.000đ |
50 – 80mg/100ml máu hoặc 0.25 – 0.4/1l khí thở |
Phạt tiền 300.000đ – 400.000đ |
> 80mg/100ml máu hoặc >0.4/1l khí thở |
Phạt tiền 400.000đ – 600.000đ |
Như vậy, mức xử phạt thấp nhất là 80.000đ và cao nhất là 600.000đ nếu người đi xe đạp vi phạm thổi nồng độ cồn.
Xử lý người đi xe đạp không chấp nhận hình phạt
Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý phương tiện, giấy phép hết thời hạn tạm giữ:
- Xử lý phương tiện, giấy phép hết thời hạn tạm giữ theo Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật xử lý vi phạm hành chính 2020).
- Người quyết định tạm giữ phương tiện, giấy phép tiếp tục quản lý, bảo quản phương tiện, giấy phép khi người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm.
- Sau khi phương tiện đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Với những thông tin quý báu đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng các bạn đã trả lời được câu hỏi Người đi xe đạp có bị thổi nồng độ cồn không. Dù là đi xe đạp thì cũng không nên uống rượu, bia trước khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả những người xung quanh.